Mô hình Bose–Einstein về chất khí photon Photon

Năm 1924, Satyendra Nath Bose suy ra định luật bức xạ vật đen Planck mà không sử dụng tới lý thuyết điện từ, mà bằng cách sửa đổi cách đếm các hạt của không gian pha.[60] Einstein đã chứng minh rằng sự thay đổi này là tương đương nếu giả sử rằng các photon hoàn toàn giống nhau và hàm ý một "tương tác phi cục bộ bí ẩn",[61][62] và bây giờ các nhà vật lý hiểu như là một sự đòi hỏi cho trạng thái cơ lượng tử đối xứng. Nghiên cứu này dẫn đến khái niệm trạng thái đồng pha và là cho sự phát triển của laser. Trong cùng các bài báo trên, Einstein đã mở rộng phương pháp của Bose cho các hạt vật chất (các boson) và ông đã tiên đoán rằng chúng có thể ngưng tụ lại thành một trạng thái lượng tử có mức năng lượng thấp nhất tại những nhiệt độ đủ thấp; và ngưng tụ Bose–Einstein đã được quan sát bằng thực nghiệm vào năm 1995.[63]Quan điểm hiện đại về các photon là, chúng là các hạt ảo với spin nguyên, các boson (ngược với các fermion với spin bán nguyên). Theo định lý spin-thống kê, mọi boson đều tuân theo thống kê Bose–Einstein (trong khi mọi fermion tuân theo thống kê Fermi-Dirac).[64]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Photon http://www.amazon.com/dp/B0006AUW5C http://www.amazon.com/dp/B001B3MINM http://www.britannica.com/EBchecked/topic/458038 http://books.google.com/?id=06_9B7S_q_YC&pg=PA16&d... http://books.google.com/books?id=-PSybuLNxcAC&pg=P... http://books.google.com/books?id=20ISsQCKKmQC&prin... http://books.google.com/books?id=4UC4AAAAIAAJ http://books.google.com/books?id=9DWim3RhymsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=PLYECqs2geEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Q-4dIthPuL4C&prin...